Nghi thức tụng kinh hoặc trì chú Phật Pháp, trước khi tụng kinh hay trì chú Phật Pháp lên đọc những câu chơn ngôn thần chú này.
Nghi thức tụng kinh hoặc trì chú Phật Pháp

NGHI THỨC KHAI KINH
(Phần nghi thức này không thuộc Kinh văn nhưng cần tụng niệm trước để tâm thức được an tịnh trước khi đi vào tụng đọc Kinh văn)
NAM MÔ HƯƠNG-VÂN-CÁI BỒ-TÁT. (3 lần)
(Trì chú này thì thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHÂN-NGÔN
Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta-bà-ha. (3 lần)
(người tụng trì chân ngôn này thì tất cả nghiệp miệng đều được thanh tịnh, còn nếu không trì tụng chân ngôn này thì cho dù có dùng hết nước sông Hằng để súc miệng cũng không được thanh tịnh).
TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN-NGÔN
Án ta phạ, bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
( ý nghĩa Pháp giới không ô nhiệm, thân khẩu ý thanh tịnh, chỉ tụng kinh, không làm việc khác)
ÁN THỔ-ĐỊA CHÂN-NGÔN
Nam-mô tam mãn, đa một đà nẫm, án, độ rô, độ rô địa vĩ, ta bà ha. (3 lần)
(Ý nghĩa: Cầu cho cuộc đất nơi người tụng kinh ổn định)
PHỔ CÚNG-DƯỜNG CHÂN-NGÔN
Án nga-nga nẵng, tam bà phạ, phiệt nhật ra hồng. (3 lần)
(Khi đọc chú nầy, hương hoa, đồ ăn uống dâng cúng biến ra rất nhiều cùng tiếng tụng niệm sẽ cúng dường tất cả chư Phật, Hiền Thánh và lục đạo trong mười phương pháp giới.)
HẾT
(CHÚ Ý: Nếu Không đọc Chơn Ngôn Thần chú, tức là tụng kinh thiếu).
Chơn ngôn thần chú ít được mọi người biết đến, là do các Pháp sư tu chứng, khi truyền đạo bằng mật ngữ, khẩu
khuyết chơn truyền, truyền bằng ý tứ nên gọi là “Mật”, do đó ít ai chú ý!
Khắp khuyên quý Nam Nữ Phật tử khi khai khóa lễ tụng kinh tại gia, tai am riêng của mình. Tụng kinh Tam Bảo mà không tụng các chơn ngôn là thiếu sót, thời kinh ít linh diệu, sự nhiệm mầu giảm bớt nơi pháp giới đạo tràng của Phật tử.
Kết luận
Mỗi một mật chú đều có công năng riêng. Cần phải đọc trước khi tụng để mời các vị Phật và các vị thần hộ pháp nghe kinh. Giống như khi mình ăn cơm mình mời cha mẹ ăn trước. Kính chúc mọi người thân tâm an lạc.