• Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống
Audio Cuộc Sống
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
Audio Cuộc Sống
No Result
View All Result

8 chữ độ tạo nên cảnh giới cao của cuộc đời

admin by admin
Tháng Bảy 7, 2022
in Đạo Phật
0


Có câu nói rằng: “Mệnh của một người là đã được định sẵn.”

Vì mệnh của con người đã được định sẵn nên người ta không thể lựa chọn được mệnh, nhưng ai cũng có thể lựa chọn được cách mà sinh mệnh mình sẽ đi qua, lựa chọn được cách sống cho cuộc đời mình.

Để lựa chọn ấy được đúng đắn, mỗi người cần nắm được 8 chữ “độ” – điều tạo nên cảnh giới cao nhất của nhân sinh, và cũng là cảnh giới cao nhất của làm người hay làm việc dưới đây:

1. Lòng dạ phải độ lượng

Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, cái bụng của Tể Tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”.

Ý nói, một người có tấm lòng rộng lớn mới có thể làm được việc lớn, mới có thể bao dung được những việc khó bao dung của thiên hạ.

Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời xưa cũng viết: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”, ý nói rằng biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực.

Những lời này đều là để nói rằng, làm người thì phải có sự độ lượng, có tấm lòng rộng mở.

Mọi việc không nên tính toán quá chi li, lùi một bước, biển rộng trời cao.

Làm người, không nên quá tính toán trước được mất của bản thân, hãy độ lượng đối đãi với những sự việc hay nguời từng khiến bản thân mình bị tổn thương.

Đây là cảnh giới cao, cần phải tu dưỡng mới đạt được.

2. Lời nói phải có hạn độ thích hợp

Có một số người cho rằng, làm người chân thật thì lời nói ra phải thẳng thắn, bộc trực.

Kỳ thực điều đó chưa hẳn đã phù hợp trong mọi hoàn cảnh.

Từ phân tích chữ có thể thấy, người Trung Hoa viết chữ Chân(真)là được tạo thành bởi chữ Trực (直) và ở dưới có 2 chấm.

Điều này có hàm ý rằng , có những lúc lời nói thật, nói thẳng cũng phải để lại hai chấm.

Có gì nói đấy là chân, nhưng có gì nói thẳng hết ra thì lại là xuẩn (ngu xuẩn, vụng về).

Lão Tử đã giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”.

Người mà có thể hiểu biết người khác thì người ấy là người có trí huệ.

Người hiểu biết chính mình thì đúng là cao minh.

Lời nói không thể nói tận, cần phải có hạn độ, có điểm dừng.

Nói nhiều, nói tận tất yếu sẽ nói lỡ, có mất mát.

Khi nói chuyện cho dù lời nói tốt hay lời nói không tốt thì đều không thể nói đến cùng.

Tận nói lời tốt không chỉ có thể gây tổn hại cho mình mà còn gây bất lợi cho người khác.

Người tận nói những lời hay thường thể hiện ra sự khoác lác, tâng bốc, nịnh bợ, a dua.

Cũng có khi, tận nói lời hay còn thể hiện ra sự khúm núm và đánh mất khí chất của bản thân mình.

Còn những người thích nghe những lời hay này thường bị người khác cho là người có “tai không thính, mắt không rõ.”

Nếu tận nói những lời xấu thì tác hại của nó có khi là khôn lường.

Hơn nữa, người bình thường không ai muốn nghe lời khó nghe cả.

Cổ nhân giảng: “Lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, cho nên lời nói nên là thích hợp và vừa phải.

3. Học tập phải có độ dày

Học tập phải có độ dày ở đây không phải thể hiện ở số lượng mà là thể hiện chất lượng.

Đọc sách, học tập không phải chỉ để lấy tri thức mà còn là cách tu dưỡng, tẩy tịnh tâm linh.

Cho nên, một người nếu như trong một khoảng thời gian dài mà không đọc sách, thì người ấy là đang bị rơi rớt xuống rồi.

Không phải nói rằng bản thân sách nó có tác dụng lớn như thế nào, mà là khi một người đọc sách, có nghĩa là người ấy vẫn không muốn dừng tại chỗ ấy, bằng lòng với vốn kiến thức hiện tại, họ vẫn muốn theo đuổi, vẫn đang cố gắng, vẫn đang muốn tìm kiếm những điều tốt đẹp, những đạo lý nhân sinh ở phía trước.

4. Tầm nhìn phải có độ rộng

Có câu nói rất hay rằng, khi đứng trên cao người ta sẽ có tầm nhìn xa hơn, nhưng khi nghĩ quá nhiều thì tầm nhìn sẽ không còn xa nữa.

Cái gọi là tầm mắt, chính là nói đến góc nhìn của một người phải là một cánh đồng bát ngát.

Cho dù là làm người hay làm việc, đều phải nên nhìn xa, đều không nên nhìn vào một điểm, mà cần phải nhìn vào cả một bề mặt.

Trong đời người, ai ai cũng sẽ gặp phải rất nhiều điều không được như ý.

Ngay cả một người thành công, họ còn phải gặp nhiều hơn những điều không như ý, thậm chí uất ức trong lòng.

Cho nên, một người muốn khiến bản thân mình có được sự coi trọng, vinh quang, thì nhất định phải học được cách mở rộng tầm mắt, làm một người có trí huệ và nhân ái.

8 chữ độ tạo nên cảnh giới cao của cuộc đời

5. Lý luận phải có độ sâu

Lý luận ở đây hiểu đơn giản chính là lời nói.

Lời nói của một người không cần quá nhiều mà cần phải có độ sâu.

Lời nói có độ sâu thì mới có thể bảo vệ được lẽ phải, bảo vệ được điều chính nghĩa.

Người có thể hiểu được một chút đạo lý trong các tác phẩm kinh điển như “Đạo Đức Kinh”, “Binh Pháp Tôn Tử”, “Kinh Dịch”… thì có thể hiểu biết được tình thế, hiểu về đạo lý nhân sinh và nắm chắc về kỹ thuật.

Trí huệ của những bậc hiền triết sẽ khiến cho người học càng có thêm chiều sâu hơn, mở rộng được nhân sinh quan hơn.

6. Công tác phải có lực độ

Một người nhất định phải có lực độ, cố gắng, mạnh dạn khám phá trong công tác, làm việc.

Mỗi người đều có mục tiêu, dù lớn dù nhỏ, nếu muốn đạt được mục tiêu ấy thì cần phải làm việc.

Cổ nhân thường nói: “Thiên Đạo thù cần”, ý nói đạo Trời ban thưởng cho người cần cù, chăm chỉ.

Cho nên, người mà có nỗ lực trong công việc càng lớn thì thành tích mà họ đạt được thường sẽ càng nhiều.

Như thế họ mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực.

7. Sự nghiệp là có cao độ

Trong cuộc đời, dường như mỗi người đều hy vọng rằng bản thân sẽ đạt được những thành tựu nhất định, vươn đến những đỉnh cao của sự nghiệp.

Có lẽ, càng đi về phía trước, con người ta sẽ càng tỉnh ngộ ra, những tích lũy qua năm tháng sẽ đến lúc tỏa hương.

Cho dù là một người lựa chọn con đường sự nghiêp nào thì cũng đều cần phải được tích lũy qua năm tháng, công việc thông thường cũng phải cố gắng hoàn thành tốt, mỗi ngày không ngừng đề cao thì mới đạt được cao độ, thành công.

8. Thọ mệnh là có trường độ

Có câu nói rằng, mệnh của một người là được định sẵn, nên con người không thể lựa chọn được mệnh, nhưng ai cũng có thể lựa chọn cách mà sinh mệnh sẽ đi qua, cách sống cho bản thân mình.

Làm người nên khoan dung độ lượng, không quá ham danh lợi, gió mát hay mưa phùn đều phong nhã và ý vị.

Làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ.

Không quá tận lực truy cầu nhưng cũng không dối trá, hời hợt bề mặt, cảm nhận sự mộc mạc chất phác của năm tháng đời người, có thể dưỡng sinh, cuối cùng là thản nhiên trước được mất hơn thua, vinh nhục của thế gian.

Sống ung dung tự tại, không đau khổ với vật ngoại thân “khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi”.

Người có thể tu dưỡng được loại tâm thái này là đã thoát ra khỏi sự ràng buộc về vật chất mà đạt được đến cảnh giới cao của cuộc đời.

– Sưu tầm –

Related





Rate this post

Xem thêm:

  1. Điều gì sẻ xảy ra khi tâm tốt nhưng miệng không tốt?
  2. Những lời Phật dạy sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn
  3. Đức Phật dạy về điều luật công bằng nhất trên thế gian mà ai cũng phải biết
  4. Đời người không có đúng hay sai, chỉ có nhân và quả, muốn thanh thản hãy nhớ điều này
  5. Cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán, bình an suốt cuộc đời!
Tags: lời dậy đức phậtlời phật dậy
Previous Post

6 đức tính đặc trưng của một người nhân hậu tất có hậu phúc

Next Post

7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

Related Posts

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế
Đạo Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Tháng Mười Một 23, 2022
Cảm niệm tình Thầy
Đạo Phật

Cảm niệm tình Thầy

Tháng Mười Một 23, 2022
Bài học bên Thầy…
Đạo Phật

Bài học bên Thầy…

Tháng Mười Một 23, 2022
Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp
Đạo Phật

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Tháng Mười Một 23, 2022
Load More
Next Post
7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No Result
View All Result

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Cảm niệm tình Thầy

Bài học bên Thầy…

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Người biết niệm Phật mà sanh tâm hoan hỷ là người vô cùng phước đức

“Mong Giáo hội quan tâm hơn nữa đến công tác Tăng sự”

Xem thêm

  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống

© 2021 Audio Cuộc Sống

No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật

© 2021 Audio Cuộc Sống

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời