• Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống
Audio Cuộc Sống
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
Audio Cuộc Sống
No Result
View All Result

Tôn trọng người khác là một loại mỹ đức, cũng là thể hiện của trí tuệ

admin by admin
Tháng Sáu 9, 2022
in Đạo Phật
0


Sống ở đời nên học cách tôn trọng người khác, bởi đó là một loại mỹ đức, cũng là yêu cầu tối thiểu để làm người. Tôn trọng người khác kỳ thực là tôn trọng chính bản thân mình.

Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn trọng người khác. Một người khi kết giao với người khác, nếu như có thể hiểu về họ, tôn trọng họ, vậy thì người đó cũng sẽ được người khác hiểu về mình và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.

Người thông minh, ưu tú thì đối với bất kể ai cũng sẽ tôn trọng. Tôn trọng cấp dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng khách hàng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.

Tất cả mọi người đều khó có thể là người hoàn hảo, cho nên chúng ta không có lý do gì để dùng ánh mắt “ở trên cao” để đi xét nét người khác, cũng không có tư cách để dùng vẻ mặt “xem thường” để đi làm tổn thương người khác.

Nếu chính bản thân mình, ở một phương diện nào đó kém hơn người khác thì cũng không cần dùng “tự ti” và “ghen ghét đố kỵ” để đối đãi với người. Chỉ có học được tôn trọng người khác mới có thể giành được sự tôn trọng từ họ đối với mình. Cho nên, tôn trọng người khác, kỳ thực chính là tôn trọng bản thân mình.

Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ấy.

Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay! Đi ngay đi!”

Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu và nói: “Tôi đến mua bánh ngọt! Loại nào là nhỏ nhất?”.

Ông lão chủ tiệm bánh ngọt đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người ăn mày, rồi cúi người thật sâu xuống, nói: “Cảm ơn quý khách đã mua hàng! Hoan nghênh lần sau lại tới!”.

Người ăn mày vẻ mặt thất kinh rời khỏi cửa tiệm, dường như anh ta chưa từng được đối xử tôn trọng đến như vậy ở trong đời…

Cháu trai người chủ tiệm bánh thấy lạ liền hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn thỉu đó như vậy ạ?”.

Chủ tiệm bánh giải thích: “Mặc dù đó là một người ăn mày nhưng cũng là khách hàng. Ông ấy vì để ăn được bánh ngọt của chúng ta đã không tiếc tiêu những đồng tiền khó khăn lắm mới kiếm được. Thực sự là rất khó có được! Nếu ông không tự tay phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng đáng với phần ưu ái của ông ấy giành cho chúng ta đây?”.

tôn trọng người khác là một loại mỹ đức, cũng là thể hiện của trí tuệ

Cháu trai lại hỏi: “Đã vậy thì sao ông lại còn thu tiền của ông ấy ạ?”.

Người chủ tiệm bánh nói: “Ông ấy hôm nay đến đây là khách chứ không phải là đến ăn xin đâu cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ! Nếu như ông không thu tiền của ông ấy, thì chẳng phải đã vũ nhục ông ấy rồi sao?

Nhất định phải nhớ kỹ, phải tôn trọng mỗi một khách hàng của chúng ta, cho dù đó là một người ăn mày. Bởi vì hết thảy những thứ chúng ta có đều là do khách hàng cấp cho”.

Cậu bé nghe xong có phần hiểu nên gật gật đầu.

Ông chủ tiệm bánh này chính là ông nội của nhà kinh doanh, tỷ phú Nhật Bản – Yoshiaki Tsutsumi. Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Năm đó, mỗi cử động của ông nội đối với người ăn mày đó đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi”. Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng.

Có thể nói, “tôn trọng” người khác cũng không phải là sự lễ phép xã giao mà nó đến từ sự hiểu, thông cảm và kính trọng người khác được ẩn sâu ở trong tâm hồn mỗi người. Tôn trọng ấy không có hàm chứa bất cứ sắc thái lợi ích nào, cũng không bị ảnh hưởng bởi thân phận hay địa vị, đó mới là nét đẹp thuần túy nhất, chất phác nhất và cũng là sự báo đáp đáng giá nhất.

Có câu nói: “Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng”, hãy mở rộng tấm lòng đối xử tốt với người khác! Bất luận đó là người bạn yêu mến hay chán ghét, bất luận là bạn bè hay kẻ thù, đều phải tôn trọng họ. Đây chính là một loại dũng khí, cũng là một loại trí tuệ.

– Sưu tầm –

Có liên quan





Rate this post

Xem thêm:

  1. Điều gì sẻ xảy ra khi tâm tốt nhưng miệng không tốt?
  2. Những lời Phật dạy sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn
  3. Đức Phật dạy về điều luật công bằng nhất trên thế gian mà ai cũng phải biết
  4. Đời người không có đúng hay sai, chỉ có nhân và quả, muốn thanh thản hãy nhớ điều này
  5. Cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán, bình an suốt cuộc đời!
Tags: lời dậy đức phậtlời phật dậy
Previous Post

Lắng nghe 10 cách quên đi kẻ bạc tình phụ nghĩa khiến ta cảm thấy thanh thản, an nhiên

Next Post

Cơm gạo là phúc căn, trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần tiên nên chúng ta cần phải biết giữ gìn

Related Posts

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế
Đạo Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Tháng Mười Một 23, 2022
Cảm niệm tình Thầy
Đạo Phật

Cảm niệm tình Thầy

Tháng Mười Một 23, 2022
Bài học bên Thầy…
Đạo Phật

Bài học bên Thầy…

Tháng Mười Một 23, 2022
Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp
Đạo Phật

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Tháng Mười Một 23, 2022
Load More
Next Post
Cơm gạo là phúc căn, trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần tiên nên chúng ta cần phải biết giữ gìn

Cơm gạo là phúc căn, trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần tiên nên chúng ta cần phải biết giữ gìn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No Result
View All Result

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Cảm niệm tình Thầy

Bài học bên Thầy…

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Người biết niệm Phật mà sanh tâm hoan hỷ là người vô cùng phước đức

“Mong Giáo hội quan tâm hơn nữa đến công tác Tăng sự”

Xem thêm

  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống

© 2021 Audio Cuộc Sống

No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật

© 2021 Audio Cuộc Sống

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời