Thiền định bị tẩu hỏa nhập ma – Cách khắc phục. Mình xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình đã từng bị “tẩu hỏa” ở thể nhẹ lúc mới tập và nhận thức của bản thân mong giúp ích cho các bạn đang tu tập thiền định.

Thiền định là phương pháp tốt để định tâm hay trong lúc thiền cần giữ cho thể vía (linh hồn), thể trí (tâm trí), thể thân (thân xác) an yên, không suy nghĩ vọng động giúp tập trung tinh thần tốt và dễ dàng kết nối được với các cõi giới khác, thiền còn giúp khai mở 7 luân xa một cách “cân bằng” do điều tức khí huyết chạy dọc 7 huyệt đạo chính dọc sóng lưng lên xuống từ huyệt Hội âm (vùng giữa âm đ. và hậu môn) tới Bách hội (trên đỉnh đầu), tương ứng với mỗi luân xa khi được khai mở cân bằng sẽ mang lại những lợi ích khác nhau về sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt là luân xa số 6 “con mắt thứ 3” ở giữa trán giúp tâm thức nhận thức được nhiều điều (khi thiền hay có cảm giác nóng ở vùng này nghĩa là có khí huyết đang tập trung ở đây để giúp khai mở luân xa này). Nhưng, do người mới tập thiền chưa tìm hiểu kỹ hoặc không được người đi trước có kinh nghiệm chỉ dạy mà tự tập sai cách dẫn đến việc “điều tiết khí tức” không đúng, để khí chạy loạn xạ trong cơ thể, dẫn tới các luân xa có cái thì mở quá mức, có cái thì mở he hé, có cái thì không được mở.
Từ đó, dẫn tới việc “mất cân bằng” và xảy ra hiện tượng “tẩu hỏa” như đầu thấy nhức kinh khủng hoặc có cảm giác mạch máu ở chỗ nào đó như bị tụ lại, bị chặn lại, làm đau nhói âm ỷ, nặng hơn là việc tâm thần bị rối loạn mê mê tỉnh tỉnh, không tập trung được, hay nói sản.
Theo kinh nghiệm của bản thân mình, căn nguyên của việc này là có 3 vấn đề chính:
1. Do bạn điều tiết khí huyết chưa đúng
2. Do bạn chưa định được thân tâm trí
3. Do môi trường xung quanh.
Thiền định bị tẩu hỏa nhập ma – Cách khắc phục
1. Đối với việc điều tiết dòng khí trong cơ thể thì nhịp thở là quan trọng nhất, các bài dạy thở trên mạng hay sách vở các bạn tìm hiểu đa phần là đúng, nhưng sai ở đây là do có quá nhiều hướng dẫn dạy thở khác nhau, khiến bạn dễ bị sa đà và muốn áp dụng nhiều cách thở ấy trong một lần thiền hoặc hôm nay thở kiểu này mai thở kiểu khác, trong khi chưa hoàn thành căn bản tiểu học mà lại muốn tốt nghiệp đại học, lời khuyên của mình là bạn hãy học căn bản trước, hít thở thật nhẹ nhàng đều đặn chưa cần thiết phải ém khí giữ hơi, cho đến khi nào bạn thuần thục hoặc đạt đến cảnh giới thở như không thở thì hãy nghĩ đến chuyện nhảy sang phương pháp khác, hoặc không cần thiết phải nhảy.
2. Định tâm, không hề dễ chút nào vì tâm trí của bạn luôn “nhoi nhoi” như một con khỉ nó kéo bạn từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác, đặc biệt là nó rất “tinh ranh, quỹ quyệt”, nếu như bạn nhận thức được mình đang suy nghĩ vẫn vơ, cố gắng định cho “con khỉ” này ngồi yên thì nó sẽ dẫn dụ bạn bằng cách khác, có thể là dùng chính việc suy nghĩ tu tập, suy nghĩ về tâm linh để dẫn dụ bạn, việc này thường xảy ra với những người tu thiền trên mức trung bình. Cũng theo kinh nghiệm của mình, ₫ể định được tâm thì không thể cưỡng cầu, không nên bắt ép nó phải ngồi yên mà nên để nó cứ dẫn dắt nhưng bạn không theo, mà thay vào đó dùng thể vía (linh hồn) tập trung vào hơi thở, vì thể trí, kể cả thể thân (thân xác) phải nghe theo thể vía chứ không được dẫn dụ thể vía suy nghĩ bậy bạ (khi thế giới vật chất ngày càng phát triển cũng khiến linh hồn dễ bị tâm trí và thân thể dẫn dụ, hành động theo bản ngã, khiến có những suy nghĩ hành động sai trái).
3. Môi trường bên ngoài, khi thiền định tốt nhất giảm thiểu tối đa những người + vật có thể ảnh hưởng đến tâm trí của bạn, nên chọn một nơi yên tĩnh, không khí trong lành không bị người khác làm phiền, chọn nơi có ánh mặt trời… Một nơi có tiếng ồn quá nhiều, thiết bị thu phát sóng quá nhiều sẽ dễ làm bạn bị mất tập trung, nên tắt hết điện thoại và dặn dò người thân đừng kêu bạn bất thình lình, vì trong lúc đang tịnh tâm mà bị kêu bất chợt khiến bạn chưa xã thiền được sẽ dẫn đến rồi loạn khí huyết và 3 thể vía, trí, thân chưa hợp nhất trở lại dẫn đến “tẩu hoả”. Môi trường bên ngoài cũng đến từ tâm linh, nơi có nhiều âm khí, nhiều trường năng lượng thấp và tiêu cực cũng dễ dẫn bạn bị phân tâm, dẫn dắt vào suy nghĩ tiêu cực.
Về việc đã bị “tẩu hỏa” rối loạn khí huyết, luân xa chạy không ổn định rồi thì theo mình các bạn nên ngưng thiền một thời gian, đừng cố thiền để mà lấy độc trị độc, để các dòng luân xa tự nó ổn định trở lại, tập Dịch cân kinh hoặc đi châm cứu cũng là một cách giúp đã thông kinh mạch, huyệt đạo trở lại. Khi bình thường lại, nếu có quay lại thiền hãy học bài học căn bản trước, đôi khi chỉ cần dùng một chiêu đơn giản cũng có thể đắc đạo, không cần thiết phải biết nhiều chiêu. Đối với trường hợp nặng, thì mình chưa gặp phải, các bạn nên tham vấn hoặc thỉnh giáo những bậc thiền sư sẽ có lời chỉ dạy tốt hơn.
Nhưng quan trọng hơn cả là bạn phải biết các nguyên lý cơ bản để tránh mắc lỗi, giảm thiểu rủi ro tối đa. Chúc các bạn sớm nhận được những lợi ích do thiền mang đến. Chân thành!