• Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống
Audio Cuộc Sống
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
Audio Cuộc Sống
No Result
View All Result

Thân Người khó được, Phật pháp khó nghe

admin by admin
Tháng Ba 24, 2022
in Đạo Phật, Tâm Linh
0


“Thân người khó được, Phật pháp khó nghe” hay “Thân người dễ mất, Phật pháp khó nghe” là câu nói mà người học Phật ai cũng đôi lần nghe đến. Nhiều người bảo: “Thân người khó được” thì tôi tạm chịu là đúng, bởi nếu bảo là sai thì không thể tìm ra lý lẽ nào để biện bạch cho được. Nhưng bảo “Phật pháp khó nghe” thì tôi chẳng tin. Bởi ngày nay, chùa nhiều, kinh sách lắm; mở mạng ra muốn tìm kinh gì, luận gì mà chẳng có. Sao lại bảo là Phật pháp khó được nghe biết?

Tôi bảo: “Thân người khó được”, chỉ có bậc Chánh đẳng Chánh giác mới nói ra và giải thích được lời ấy. Phàm phu không có trí huệ bọn ta tin được đã là phước duyên, đã là may mắn lắm rồi. Còn như câu “Phật pháp khó nghe” thì bạn phải nhìn rộng ra: Ngày nay chùa nhiều, kinh sách đầy đủ hơn xưa. Nhưng thử hỏi thế gian hơn 7 tỉ người, có được bao nhiêu người nghe đến được chữ Phật? Có được bao nhiêu người nghe được một bài pháp, đọc được một cuốn kinh? Xét tỉ lệ ấy chẳng phải là “Phật pháp khó nghe” đó hay sao? Nhưng tại sao lại khó được nghe biết? Bởi thiếu phước đức nhân duyên nên bị nghiệp chướng nó ngăn che vậy!

Nội Dung

          • *
          • *
  • Thân Người Khó Được, Phật pháp khó nghe
          • *
          • *
          • *
      • Phật pháp khó gặp, không phước duyên rất khó tin nhận.
          • *
    • Xem thêm:
*

Năm xưa lúc Tôn giả Xá Lợi Phất cùng Ngài Tu Đạt  chuẩn bị xây dựng Tịnh Xá ở vườn Kỳ Đà. Khi nhìn xuống đất đột nhiên Tôn giả hiện tướng đau thương sầu thảm trên mặt.

Ngài Tu Đạt liền hỏi: Tôn giả vì sao sắc mặt không vui?

Tôn giả đáp rằng: Nay ông thấy bầy kiến trong lòng đất này không?

Ngài Tu Đạt bảo: Dạ thấy.

Tôn giả bảo: Ông ở thời đức Phật Tỳ- bà-thi trong quá khứ, cũng ở tại nơi này xây dựng tinh xá cho Đức Thế Tôn ấy, mà đàn kiến này đang sống ở đây. Từ bảy đức Phật đến nay ông đều xây dựng tinh xá cho Phật, nhưng đàn kiến này cũng vẫn sống nơi đây. Cho đến bây giờ suốt chín mươi mốt kiếp nhận chịu một loại thân không được giải thoát. Sanh tử lâu dài chỉ có phước là quan trọng, không thể không gieo trồng.” Ta thấy chúng sanh chín mươi mốt đại kiếp vẫn không thoát khỏi được thân Kiến, nên bất giác sanh niệm cảm thương vậy! 

*

Trong Niệm Phật Thập Yếu, Ngài Thiền Tâm bảo: “Ngay thời đức Phật còn tại thế, người biết đến Phật còn hiếm nữa là thời mạt pháp hiện nay. Luận Trí Độ nói: “Ở thành Xá Vệ gồm chín ức dân mà chỉ có ba ức người được gặp thấy Phật, ba ức người tuy nghe danh tin tưởng nhưng không thấy gặp, và ba ức người hoàn toàn không được nghe biết cũng không được thấy.

Đức Phật ở tại xứ này giáo hóa trước sau hai mươi lăm năm, mà còn có ba ức người không thấy gặp nghe biết, thì những kẻ sanh nhằm đời Phật nhưng ở cách xa, hoặc sanh trước hay sau khi Phật ra đời, tất cơ duyên gặp Phật hoặc nghe Phật pháp là điều không phải dễ. Nhưng tuy không gặp Phật mà y theo Phật pháp tu hành, thì cũng như gặp Phật. Nếu không theo lời Phật dạy, dù ở gần Phật, vẫn là cách xa.

Như khi xưa Đề Bà Đạt Đa là em họ của Phật, Tỳ Khưu Thiện Tinh làm thị gia cho Phật hai mươi năm, vì không giữ đúng theo đường đạo, nên kết cuộc đều bị đọa địa ngục. Và bà lão ở phía đông thành Xá Vệ, sanh đồng năm tháng ngày giờ với Phật, nhưng vì vô duyên nên không muốn thấy gặp Phật. Cho nên được thấy Phật nghe pháp, y theo lời dạy phụng hành, phải là người có nhiều căn lành phước đức nhân duyên.”

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe
Thân người khó được, Phật pháp khó nghe

Thân Người Khó Được, Phật pháp khó nghe

Chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục. Bát khổ tuy các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi người. Cõi trời tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý. Cõi A Tu La bị sự khổ về gây gổ tranh đua. Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt.

Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối; nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau. — cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp. Còn cõi địa ngục thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết.

Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều

*

Khi còn tại thế, một hôm đức Phật dùng móng tay vít lên chút đất, rồi hỏi Ngài A Nan: “Đất ở móng tay ta sánh với đất ở miền đại địa, cái nào nhiều hơn?” Ngài A Nan đáp: “Bạch Thế Tôn! Đất của miền đại địa nhiều hơn đất của móng tay vô lượng phần không thể thí dụ!” Phật bảo: “Cũng thế, A Nan! Chúng sanh sanh lên cõi trời người, như đất ở móng tay, đọa xuống ác thú, như đất của miền đại địa!”.”

Kinh Tứ-phẩm-học nói: “Kẻ phàm phu đôi khi không bằng được súc sinh. Súc sinh đôi khi còn hơn hẳn người. Tại sao? Vì có người làm ác không ngừng, khi chết sẽ bị đọa xuống địa ngục. Hết tội mới làm ngạ quỷ. Ngạ quỷ hết tội, chuyển làm súc sinh. Súc sinh hết tội mới trở lại làm người. Vì phải ở trong đường súc sinh đến khi hết tội mới được trở lại làm người; cho nên cần làm việc thiện, phụng thờ Tam bảo, xa lìa mãi mãi ba đường ác, hưởng thụ phước báo ở cõi Trời người và sau này được vĩnh viễn giải thoát”.

Lại nữa, kinh Đề-vị nói: “Ví như có một người đứng trên núi Tu-di thả xuống sợi tơ rất nhỏ, có một người đứng dưới chân núi, cầm kim chực sẵn, trong khi cơn gió toàn-lam nổi lên, thổi mạnh dữ dội, sợi tơ sẽ rất khó chui vào lỗ kim. Thân này kiếm được, còn khó hơn nữa”.

*

Lại nữa, trong kinh Bồ-tát xử thai, đức Phật có nói kệ rằng:

Rùa mù chui lỗ cây,

Thỉnh thoảng còn gặp được.

Chúng sinh đánh mất thân,

Ức kiếp cũng khó kiếm.

Nước biển dẫu sâu rộng,

Ba trăm ba mươi sáu,

Đem kim ném xuống biển,

Mò tìm còn kiếm được

Một lần đánh mất thân,

Kiếm lại càng thấy khó”.

Lại nữa, luận Đại-trang-nghiêm có kệ nói rằng:

Tránh được nạn cũng khó,

Được làm người khó hơn.

Đã tránh thoát được nạn,

Phải luôn luôn tinh tiến”.

Ta nghe ngày xưa có chú bé thấy kinh nói con rùa mù chui lọt đầu qua lỗ hổng ở thân cây nổi trên mặt biển là chuyện rất khó, bèn đục lỗ trên miếng ván vừa lọt đầu, ném xuống ao rồi lặn xuống, cúi đầu trồi lên. Nước động, ván trôi, không thể chui đầu vào lỗ. Chú bé đâm ra chán nản bực bội, suy nghĩ rằng: Thân người khó được, đức Phật lấy biển làm thí dụ, lỗ hổng trên cây, rùa nhỏ mù mắt trăm năm một lần nổi lên thật khó chui trúng lỗ. Nay ao nhỏ, lỗ hổng lại lớn, ta có thêm hai mắt, một ngày trồi lên hàng trăm lần, còn không thể chui trúng lỗ trên ván, huống chi con rùa mù ấy, làm sao có thể chui trúng? Bèn nói kệ rằng:

*

Biển cả thật rộng lớn,

Lỗ trên cây lại nhỏ.

Trăm năm nổi một lần,

Chui lọt đầu rất khó!

Ao nước nay thật nhỏ,

Lỗ trên ván lại lớn.

Trồi đầu chui lên hoài,

Vẫn không lọt vào lỗ!

Rùa mù gặp cây nổi,

Cơ hội thật là khó.

Đường ác được làm người,

Khó khăn cũng thế đó!

Nay ta được làm người,

Cần nhất đừng buông thả.

Chư Phật nhiều hà sa,

Ta chưa được gặp gỡ.

Nay ta được thọ lãnh

Lời chứ Phật mười phương,

Thuyết pháp rất vi diệu,

Ta cần phải tu trì,

Nếu siêng năng tu tập,

Sẽ cứu độ rộng rãi.

Chẳng ai tu giúp ta.

Vì thế, phải tinh tiến.

Nếu đọa vào bát nạn,

Làm sao thoát ra nổi?

Nghiệp báo theo bên ta,

Xô đẩy xuống đường ác.

Nay ta phải tránh né,

Khỏi địa ngục tam giới.

Nếu không khỏi ngục ấy,

Làm sao giải thoát được ?

Đường súc sanh là thế,

Trải qua rất lâu dài.

Địa ngục và ngạ quỷ.

Tối tăm và khổ não.

Nếu ta không tu tập,

Làm sao xa lánh khỏi

Các đường ác hiểm độc?

Nay ta được làm người,

Nếu không chịu khó nhọc,

Sao lìa ngục tam giới?

Cần phải rất cố gắng

Mới lìa ngục tam giới.

Nay ta cầu xuất gia,

Chắc chắn sẽ giải thoát”.

Phật pháp khó gặp, không phước duyên rất khó tin nhận.

Theo Kinh Na-tiên-Tỳ-kheo vấn Phật: “Bấy giờ, vua Di-lan hỏi Tỳ-kheo La-hán Na-tiên rằng: “Người thế gian làm ác, khi lâm chung niệm Phật, sẽ được sinh lên cõi Trời. Ta không tin điều này!”

Nhà vua lại hỏi thêm: “Giết một mạng người, khi chết sẽ bị đọa xuống địa ngục. Ta cũng không tin điều này!”

Tỳ- kheo Na-tiên hỏi lại nhà vua: “Nếu có người đem viên đá nhỏ đặt lên mặt nước, viên đá sẽ chìm hay nổi?”

Nhà vua đáp: “Viên đá sẽ chìm”.

Tỳ-kheo hỏi thêm: “Nếu đem hàng trăm viên đá lớn chất xuống thuyền, thuyền có chìm không?”

Nhà vua đáp: “Không chìm”.

Bấy giờ Tỳ-kheo mới giải thích: “Trong thuyền tuy có hàng trăm viên đá, nhưng nhờ sức chở, nên thuyền không chìm. Cũng thế, người kia tuy có tội, nhưng nhờ công đức một lần niệm Phật, nên không bị đọa xuống địa ngục mà được sinh lên cõi Trời. Chuyện hiển nhiên như thế, tại sao nhà vua lại không tin? Viên đá nhỏ kia chìm xuống, cũng giống như người làm ác, không biết Phật pháp, khi chết đi, sẽ bị đọa xuống địa ngục. Tại sao nhà vua lại không tin?”

*

Nhà vua khen rằng: “Hay thay, hay thay!”

Tỳ-kheo lại bảo: “Nếu có hai người cùng chết, một người được sinh lên cõi Trời Phạm thiên thứ bảy, một người sinh vào nước Kế-tân. Hai người này tuy sống gần xa khác nhau, nhưng cái chết đến cùng một lúc. Giống như cặp chim đang bay. Một con đậu trên ngọn cây cao, một con đậu trên ngọn cây thấp. Khi cả hai cùng bay, bóng của chúng đều in trên mặt đất”.

Tỳ-kheo bảo thêm: “Nếu người ngu làm ác, sẽ chịu quả báo lớn; người trí làm ác, sẽ chịu quả báo nhỏ. Giống như nung sắt trên đất, một người biết sắt nung nóng, một người không biết sắt nung nóng. Cả hai người đều đụng vào sắt, người không biết sắt nung nóng sẽ bị phỏng nặng hơn người biết sắt nung nóng. Làm ác cũng thế, người ngu không biết ăn năn, nên sẽ chịu quả báo nhiều hơn. Người trí lỡ làm ác, biết là điều không nên làm, nên hằng ngày ăn năn hối lỗi. Vì vậy, quả báo sẽ ít hơn”.

( Thân người khó được, Phật pháp khó nghe )

Tuệ Tâm 2022.



Rate this post

Xem thêm:

  1. Tham Thiền là gì? Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị
  2. Nam mô A Di Đà Phật là gì
  3. Đức Phật A Di Đà có thật không
  4. Lời Phật dạy về ác khẩu
  5. Nhân quả nghiệp báo như bóng với hình
Tags: đạo phậthọc phậtPhật GiáoPhật Pháptâm linh
Previous Post

Những câu nói hay về cuộc sống mà trường học không dạy bạn

Next Post

Dựa vào núi thì núi lở, dựa vào người thì người đi, chỉ có dựa vào mình mới là chỗ dựa vĩnh viễn

Related Posts

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế
Đạo Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Tháng Mười Một 23, 2022
Cảm niệm tình Thầy
Đạo Phật

Cảm niệm tình Thầy

Tháng Mười Một 23, 2022
Bài học bên Thầy…
Đạo Phật

Bài học bên Thầy…

Tháng Mười Một 23, 2022
Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp
Đạo Phật

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Tháng Mười Một 23, 2022
Load More
Next Post
Dựa vào núi thì núi lở, dựa vào người thì người đi, chỉ có dựa vào mình mới là chỗ dựa vĩnh viễn

Dựa vào núi thì núi lở, dựa vào người thì người đi, chỉ có dựa vào mình mới là chỗ dựa vĩnh viễn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No Result
View All Result

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Cảm niệm tình Thầy

Bài học bên Thầy…

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Người biết niệm Phật mà sanh tâm hoan hỷ là người vô cùng phước đức

“Mong Giáo hội quan tâm hơn nữa đến công tác Tăng sự”

Xem thêm

  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống

© 2021 Audio Cuộc Sống

No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật

© 2021 Audio Cuộc Sống

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời