• Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống
Audio Cuộc Sống
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
Audio Cuộc Sống
No Result
View All Result

Sống hạnh phúc hơn với 10 nghiệp lành của đạo Phật

admin by admin
Tháng Bảy 12, 2022
in Đạo Phật
0

[ad_1]

10 nghiệp lành của đạo Phật bên cạnh ý nghĩa tôn giáo còn mang ý nghĩa đạo đức rất sâu sắc và thực tế. Làm được 10 điều này thì tự nhiên cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, tự tại hơn.

1. Thân vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại các loài hữu tình

Các loài hữu tình là các loài có sự sống như con người. Dù to lớn hay nhỏ bé, dù sống trên rừng hay dưới biển thì chúng sinh đều bình đẳng, đáng được tôn trọng và không nên giết hại.

Nói rộng hơn nữa, ngay chính cây cối, thảo mộc là loài vô tri, vô giác, chúng ta cũng không nên chặt phá bừa bãi vì chúng cũng có sự sống.

Nghiệp lành thứ nhất này không chỉ giúp con người từ bỏ điều hung dữ, trấn an tính ác, giữ tâm hòa ái mà còn bảo vệ môi trường, tôn trọng tự nhiên.

2. Thân vĩnh viễn từ bỏ trộm cắp của cải, tài sản của người khác

Trộm cắp là thói hư tật xấu, xuất phát từ lòng tham của con người. Con người có lòng tham, lòng bất chính thì nảy ra trộm cắp, giành giật thứ không phải của mình, không thuộc về mình. Từ đó kéo theo những tội ác khác để đạt được mục đích. Mà sống trong tội ác thì lúc nào cũng lo lắng, bất an, có vật chất đầy đủ cũng không yên. Kiếp này làm, kiếp sau sẽ có báo ứng, đó là luật nhân quả.

3. Thân vĩnh viễn từ bỏ tà dâm, tà hạnh

Sự chung thủy vợ chồng là nét đẹp văn hóa truyền thống của nền đạo đức và luân lý Đông phương. Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình hạnh phúc, an vui thì xã hội mới hạnh phúc, an vui. Sự văn minh, tiến bộ của loài người cũng là dựa trên đạo đức và khuôn phép trong mối quan hệ gia đình. Từ bỏ tà dâm, tà hạnh là tạo nghiệp lành cho bản thân, gia đình và xã hội

4. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói dối

Có lời nói dối đưa đến chém giết, hận thù. Có lời nói dối làm cho người ta tán gia, bại sản. Có lời nói dối phá vỡ bình yên, hạnh phúc của người khác. Có lời nói dối đưa người khác đến tội tù, gia đình phân ly, tan nát. Có lời nói dối chặn đứng sự tiến thân, danh vọng hoặc sự nghiệp của người khác. Có lời nói dối làm cho người ta tức uất thổ huyết mà chết. Có lời nói dối đưa đến ganh ghét, đố kỵ, tỵ hiềm. Có lời nói dối làm cho người thân, huynh đệ, bạn bè suốt đời không nhìn mặt nhau. Bởi thế, nói dối là tội ác, làm xã hội đảo điên, lòng người gian trá, chỉ có từ bỏ nó thì con người mới có sự bình yên.

5. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói vu oan, vu cáo

Lời nói dối đã độc hại, nguy hiểm mà lời nói vu oan, vu cáo kẻ khác còn thâm hiểm, độc ác hơn nhiều. Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân điều động nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân ấy đã mạnh mẽ hơn nhiều. Lý trí mù quáng, đẩy người khác vào tội đáng ra không phải gánh là tạo nghiệt, con người tự đầy đọa nhau. Bỏ đi những lời vu cáo, hãm hại là nghiệp lành thứ năm của đạo Phật.

sống hạnh phúc hơn với 10 nghiệp lành của đạo Phật

6. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc, ác ngữ

Tuy những lời nói thuộc loại này không ác độc bằng cách nói trên nhưng cũng không tốt đẹp gì, đều đem đến nguy hại. Lời ấy biểu hiện cái tâm còn hoang dã, bản năng, thô xấu, thiếu văn hoá, thiếu giáo dục, thiếu gia phong. Không chỉ làm người khác đau lòng, dẫn tới sự xô xát mà còn tự hủy hoại đạo đức bản thân.

7. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm

Thời gian là bạc là vàng, nói lời vô ích, phù phiếm chỉ tốn thời gian, lãng phí công sức mà lại gây hậu quả khôn lường. Nói nhiều thành quen, lời bỡn cợt trở thành hiềm khích, lời nhảm nhí trở thành tai họa. Vừa làm lây nhiễm thói hư tật xấu, gây phiền phức người xung quanh lại tha hóa bản thân, không làm được gì cho đời.

8. Ý vĩnh viễn từ bỏ sự tham lam

Tham lam là không bằng lòng, không vừa ý, không thỏa mãn những sở hữu mà mình đang có; không bao giờ biết sống đời tri túc, mà luôn cảm thấy thiếu thốn, muốn có thêm vật này, vật kia; luôn luôn dòm ngó của cải, tài sản của kẻ khác; muốn vơ vét, chiếm đoạt, cướp giật của cải tài sản của người. Có lòng tham nên con người làm đủ mọi cách, không từ thủ đoạn để đạt được, mới nảy sinh ra tội ác. Không có lòng tham thì không có tội ác.

9. Ý vĩnh viễn từ bỏ sự sân hận (thù oán, oán hận, ác ý)

Thù oán, ác ý là hình thái cảm xúc cực đoan khi con người gặp phải điều không vừa ý. Đường đời không bằng phẳng, có lòng sân hận thì gặp đâu cũng thấy khó chịu, nảy sinh tư thù, làm ra chuyện đại nghịch, tội ác tày trời để thỏa mãn lòng hận của mình. Điều chỉ vậy còn khiến con người luẩn quẩn trong những ssuy nghĩ tăm tối, nóng giận, không khi nào bình yên, thanh thản.

10. Ý vĩnh viễn từ bỏ tà kiến (chuyển tà kiến thành chánh kiến)

Tà kiến là thấy sai, thấy lệch, thấy nghiêng, thấy một bên, thấy một phía, không thấy được cái chân, cái thực, cái toàn diện. Tuy nhiên, mới thấy tà như vậy cũng chưa phải tà kiến. Người thấy tất cả cái tà ấy, còn chấp cái tà ấy là chánh, là sự thật; ra sức bảo vệ, phát triển quan điểm lệch lạc ấy nữa, mới chính thật là tà kiến. cái nhìn sai lệch ấy khiến con người sống sai lệch, làm sai lệch và truyền sự sai lệch ấy tới mọi người xung quanh. Nghiệp lành thứ 10 khuyên con người phải sửa mình cho cái tà thành chánh, cái sai thành đúng.

– Sưu tầm –

Related



[ad_2]

Rate this post

Xem thêm:

  1. Học cách chấp nhận là một bước tiến lớn để bạn trưởng thành
  2. 5 điều Phật dạy làm người nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
  3. Phật dạy cách đối đãi con người để cuộc sống đẹp hơn, phúc đức, may mắn trọn đời!
  4. Lấy thiện tâm đãi người, phúc báo muôn vàn kiếp
  5. Chỉ khi thay đổi góc độ suy xét, mới trải nghiệm được kiếp nhân sinh phi phàm
Tags: lời dậy đức phậtlời phật dậy
Previous Post

8 nguyên nhân dẫn tới ác nghiệp phải chịu quả báo lớn nhất

Next Post

Đại kỵ trong cuộc đời: “4 tận” và “4 không thể tận”

Related Posts

Làm gì để  giúp các vong linh được siêu thoát?
Đạo Phật

Làm gì để giúp các vong linh được siêu thoát?

Tháng Năm 1, 2023
3 Cách chuẩn bị để tham gia lễ Phật: Những điều cần biết khi tham gia lễ Phật
Đạo Phật

3 Cách chuẩn bị để tham gia lễ Phật: Những điều cần biết khi tham gia lễ Phật

Tháng Tư 24, 2023
Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế
Đạo Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Tháng Mười Một 23, 2022
Cảm niệm tình Thầy
Đạo Phật

Cảm niệm tình Thầy

Tháng Mười Một 23, 2022
Load More
Next Post
Đại kỵ trong cuộc đời: “4 tận” và “4 không thể tận”

Đại kỵ trong cuộc đời: “4 tận” và “4 không thể tận”

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No Result
View All Result

Giấc mơ là gì? Bí mật của giấc mơ trong đời sống

THIỀN: CON DAO HAI LƯỠI

Làm gì để giúp các vong linh được siêu thoát?

3 Cách chuẩn bị để tham gia lễ Phật: Những điều cần biết khi tham gia lễ Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Cảm niệm tình Thầy

Xem thêm

  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống

© 2021 Audio Cuộc Sống

No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật

© 2021 Audio Cuộc Sống

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời