• Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống
Audio Cuộc Sống
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
Audio Cuộc Sống
No Result
View All Result

Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

admin by admin
Tháng Sáu 30, 2022
in Đạo Phật
0


Cổ nhân cho rằng, vận mệnh của một người tốt hay không tốt chỉ cần xem người ấy có khẩu đức hay không là có thể biết được.

Cho nên, tu dưỡng ở phương diện lời nói đối với mỗi người là việc rất quan trọng.

Trong cả đời của một người, việc thiện có thể không phải ngày nào cũng làm nhưng lời nói thiếu đạo đức, lời nói khó nghe, lời nói không đứng đắn thì có thể ngày ngày đều nói.

Kỳ thực, lời của một người là từ tâm, từ trong suy nghĩ mà phát ra.

Cho nên, nếu miệng luôn nói những lời không tốt, nói lời thị phi, lời nguyền rủa thì thực sự sẽ làm tổn hại đến phúc đức của bản thân mình.

Cho nên, người xưa vô cùng coi trọng lời nói. Mỗi lời nói ra, cần phải cẩn trọng suy nghĩ.

Khẩu nghiệp làm hao tổn phúc báo

Vương Dương Minh là một nhà tư tưởng học nổi tiếng vào thời Minh.

Trong một lần cùng với các học trò ra ngoài dạo chơi, ông thấy trên đường có hai người đang lớn tiếng cãi nhau.

Trong đó, một người nói: “Ngươi thật là không có đạo lý”, người kia phản bác: “Ngươi thì không có lương tâm!”

Một vị học trò liền quay ra nói với ông rằng: “Thầy nghe xem, hai người họ đang giảng đạo”.

Vương Dương Minh nói: “Không phải, đó là họ đang trách mắng nhau đấy.”

Dùng thiên lý, lương tâm để yêu cầu bản thân thì là giảng đạo, nhưng dùng để yêu cầu người khác thì là đang trách mắng.

Khi giao tiếp với mọi người, lời chúng ta nói ra chính là một cách tu hành thực tế, những lời nói tốt đẹp chính là hành động thiện lành nhất.

Vì vậy, khi mọi người ở cùng với nhau, không nên vì những lời nói tức thời bộc phát mà làm mất đi thiện duyên khó có được.

Ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công cụ để biểu lộ suy nghĩ, thế nhưng nó cũng có thể tạo ra những lời nói không phù hợp, vô nghĩa hoặc không cần thiết, dẫn đến phiền não không đáng có.

Cổ nhân có câu: “Nhất ngôn chiết tận bình sinh phúc” Tức là, một câu nói có thể làm hao tổn phúc đức một đời.

Cho nên, cũng có thể nói rằng, cẩn trọng khi nói chính là điểm quan trọng của tu thân.

Lời dễ nghe có tác dụng hơn ngàn lần lời chỉ trích

Mục đích của lời nói là để diễn đạt những lời yêu thương dễ nghe cho nhau.

Thế nhưng, trong những cuộc nói chuyện hàng ngày, có rất nhiều từ ngữ chúng ta cần thực sự phải chú ý, ví dụ: “Bạn phải cẩn thận chứ”, tại sao lại không nói là: “Bạn nên cẩn thận một chút thì tốt hơn”.

Cùng là một hàm nghĩa nhưng tại sao người ta thường hay thêm vào những lời khó nghe?

Như vậy, không những khiến cho đối phương cảm thấy không vui, mà còn dễ dẫn đến hiểu lầm.

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm khi lên ngôi Hoàng đế, muốn coi một quẻ bói xem ngôi Hoàng đế này sẽ được truyền đến bao nhiêu đời.

Kết quả là quẻ bói chỉ ra một chữ “Nhất” (một).

Vũ Đế rất không vui, quần thần đều sợ hãi tái mặt, không ai dám nói lời nào.

Đúng lúc đó, thị trung Bùi Khải đã tiến lên trước và nói: “Vi thần nghe nói, Trời có một sẽ thanh minh, đất có một sẽ an bình, hầu vương có một sẽ có được sự ủng hộ trung thành của thần dân”.

Chỉ một câu nói ngắn gọn như vậy đã khiến Vũ Đế từ lo lắng chuyển sang vui mừng, quần thần từ đáy lòng đều cảm phục lời thiện lành của Bùi Khải.

Bất cứ việc gì bạn nhìn thấy cũng có thể chỉ là vẻ bề ngoài chứ chưa phải là thực chất, không nhất định là đúng, là tuyệt đối chính xác.

Có thể nắm rõ những kỹ năng khi nói chuyện, vào những lúc thích hợp, bạn sẽ có thể biến nỗi buồn thành niềm vui, hoá hận thù thành tình bạn, hóa mục nát thành thần kỳ.

một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

Suy nghĩ kỹ trước khi nói

Thời trẻ, có một lần, một người bạn của Socrates vội vàng chạy tới tìm ông.

Người bạn này vừa thở vừa cao hứng nói: “Mình nói với cậu chuyện này, đảm bảo là ngoài sức tưởng tượng của cậu.”

“Chờ chút!” Socrates vội vã ngăn anh ta lại và nói: “Những lời mà cậu định nói với tôi, cậu đã dùng ba “cái sàng’ để lọc qua chưa?’

Người bạn của Socrates với vẻ mặt không hiểu, lặng im và lắc đầu.

Socrates nói: “Lúc mà cậu muốn nói cho người khác một việc gì đó, ít nhất cũng nên dùng ba “cái sàng” lọc qua một lượt. Cái thứ nhất gọi là chân thật, cậu phải xem xem chuyện mà cậu muốn nói cho người khác có đúng sự thật không?”

Anh bạn tiếp lời: “Tôi là nghe được trên đường đi tới đây, mọi người đều nói như vậy chứ tôi cũng không biết là có đúng sự thật không.”

Socrates lại nói tiếp: “Vậy thì nên dùng “cái sàng” thứ hai của cậu để kiểm tra đi. Nếu như nó không phải là sự thật, thì ít nhất cũng là có thiện ý chứ? Chuyện mà cậu muốn kể với tôi có phải là có thiện ý không?”

Người bạn kia nghĩ nghĩ một lát rồi nói: “Không có, thậm chí còn ngược lại nữa”, người bạn này nói xong dường như cảm thấy có chút xấu hổ, liền cúi mặt xuống đất.

Socrates không ngần ngại mà nói tiếp: “Vậy thì chúng ta lại dùng cái sàng thứ ba xem thử xem, việc mà cậu vội vã để nói cho mình biết có phải là việc quan trọng không?’

“Cũng không phải là việc quan trọng!”

“Một việc không quan trọng mà lại không xuất ra từ thiện ý, hơn nữa cậu còn không biết có phải là sự thật không, thế thì cậu cần gì phải nói ra? Nói ra cũng chỉ tạo thành phức tạp cho hai người chúng ta mà thôi.”

Socrates cũng từng nói: “Đừng nghe và tin vào lời nói của những người bàn luận thị phi hay là người gièm pha, phỉ báng.

Bởi vì lời mà họ nói cho bạn không phải là xuất từ thiện ý, họ đã vạch trần việc riêng tư của người khác thì đương nhiên cũng sẽ làm như vậy với bạn.”

Vì vậy, mọi người trước khi muốn nói ra một chuyện gì đó hãy dùng ba cái sàng để lọc một lượt, không làm người đưa đẩy thị phi thì đương nhiên cũng đừng để bị người khác lợi dụng làm người truyền bá thị phi.

Lời đồn đại còn đáng sợ hơn dao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình.

Người đồn đại những tin đồn không có thật chẳng khác nào đang vui vẻ trên nỗi thống khổ của người khác.

Lời nói ra không chỉ phản ánh trí tuệ mà còn tích phúc báo hay làm tổn hại phúc báo của một người, cho nên trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần thận trọng từ lời nói đến việc làm.

– Sưu tầm –

Related





Rate this post

Xem thêm:

  1. Điều gì sẻ xảy ra khi tâm tốt nhưng miệng không tốt?
  2. Những lời Phật dạy sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn
  3. Đức Phật dạy về điều luật công bằng nhất trên thế gian mà ai cũng phải biết
  4. Đời người không có đúng hay sai, chỉ có nhân và quả, muốn thanh thản hãy nhớ điều này
  5. Cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán, bình an suốt cuộc đời!
Tags: lời dậy đức phậtlời phật dậy
Previous Post

Đạo đức thăng hoa đưa con người trở về với giá trị thiện lành

Next Post

Muốn may mắn chỉ cần điều này là đủ

Related Posts

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế
Đạo Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Tháng Mười Một 23, 2022
Cảm niệm tình Thầy
Đạo Phật

Cảm niệm tình Thầy

Tháng Mười Một 23, 2022
Bài học bên Thầy…
Đạo Phật

Bài học bên Thầy…

Tháng Mười Một 23, 2022
Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp
Đạo Phật

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Tháng Mười Một 23, 2022
Load More
Next Post
Muốn may mắn chỉ cần điều này là đủ

Muốn may mắn chỉ cần điều này là đủ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No Result
View All Result

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Cảm niệm tình Thầy

Bài học bên Thầy…

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Người biết niệm Phật mà sanh tâm hoan hỷ là người vô cùng phước đức

“Mong Giáo hội quan tâm hơn nữa đến công tác Tăng sự”

Xem thêm

  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống

© 2021 Audio Cuộc Sống

No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật

© 2021 Audio Cuộc Sống

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời