• Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống
Audio Cuộc Sống
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật
No Result
View All Result
Audio Cuộc Sống
No Result
View All Result

Làm được 6 chữ này sẽ khiến bản thân hạnh phúc, âm đức đời đời

admin by admin
Tháng Sáu 24, 2022
in Đạo Phật
0


Sống trên đời, ai cũng có khi mắc phải sai lầm, học cách tha thứ sai lầm cho người, cho bản thân là cách để an yên.

Người biết tha thứ là người biết nghĩ cho người khác, không vì cầu toàn mà hằn học, trách cứ, giận dữ khi người khác mắc sai lầm.

Người cố chấp, thù dai, nhớ lâu là người luôn luôn nhìn cuộc sống dưới lăng kính màu hồng hoặc là người có cuộc sống đơn giản, ít trải nghiệm và bản thân người đó cũng cố chỉn chu, không để xảy ra sai lầm, do vậy không chấp nhận người khác sai lầm.

Không học cách tha thứ, bạn sẽ là người khổ đầu tiên.

Bạn mang trong lòng sự bực bội, tức giận, không thể sống thanh thản được.

Sân hận, giận dữ là một trong ba thứ làm cho con người bất hạnh: tham (tham lam), sân (giận dữ, nóng nảy, bức tức), si ( ngu dốt).

Vậy làm sao để tha thứ cho người khác?

Trước tiên hãy nhớ, tha thứ là một trong 3 điều mà người xưa dạy chúng ta phải biết quên: Quên tuổi tác, quên bệnh tật và quên hận thù.

Tiếp theo, hãy tự vấn bản thân và trả lời chính xác, trung thực các câu hỏi sau: “Có ai không bao giờ sai lầm không?”, “Bản thân mình có bao giờ không có sai lầm không”, “rơi vào tình huống ấy, hoàn cảnh ấy, liệu mình có không mắc sai lầm không”, “trong sai lầm của người đó, có phần nào trách nhiệm của bản thân mình không”, “so với sai lầm, thì người đó có nhiều điểm tốt đẹp không?”…

Tiếp theo, hãy tập nghĩ: “Nếu không tha thứ thì mình làm gì?”, “trả thù hay giữ mãi mối thù này thì mình được điều gì?”, “chuyện đã xảy ra rồi, có giận, có tức thì có làm thay đổi tình hình không?”.

Đừng kiềm chế sự tức giận, tìm cách xả nó ra, nhưng cố gắng không làm tổn thương thêm bản thân và người khác.

Tức thì cứ nói cho hả giận, bực thì kể lể với ai đó cho bõ tức.

Nói xong, xả xong, nhẹ người thì cố quên đi.

Gặp lại người đã làm bạn tổn thương, nói cho bõ tức rồi tuyên bố tha thứ cho người đó còn hơn cố tình tránh mặt, không thèm gặp.

Tránh né là không có thiện chí tha thứ.

Cuối cùng, hãy đi nhiều, hỏi nhiều, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, bạn sẽ nhìn đời bao dung hơn: Cứ nhịn đói 7 ngày, bạn sẽ không quá nguyền rủa đứa bé giật miếng ăn của bạn;

Bạn cứ ăn nhạt sẽ biết thương mèo; Bạn cứ yêu rồi bạn sẽ không trách cô em gái ( em trai, con của bạn) sao lại “chết vì yêu” như thế.

làm được 6 chữ này sẽ khiến bản thân hạnh phúc, âm đức đời đời

Thế nhưng, tha thứ cho người khác đôi khi còn dễ hơn THA THỨ CHO BẢN THÂN MÌNH.

Khi đối mặt với lỗi lầm của chính mình, người ta có xu hướng nghiêm khắc hơn, tự làm đau bản thân mình hơn, dằn vặt bản thân mình nhiều hơn là THA THỨ…!

Dường như ta cũng đang không tha thứ cho những lỗi lầm mình đã gây ra trong những ngày xưa cũ…

Ta trốn tránh, ta thu mình vào vỏ ốc của riêng mình, ta tự trừng phạt ta bằng cách nhốt tâm hồn mình trong tường rào vững chắc do chính ta tạo ra…

Và đến giờ ta thấy dường như ta đã sai rồi…

Tại sao ta không biết yêu thương bản thân mình, tại sao ta kìm nén những yêu thương đang thổn thức trong trái tim ta, yêu thương ấy chực vỡ òa mỗi khi chạm đến?

Tại sao ta không mở cánh cửa tâm hồn để tia nắng sớm mai tràn vào ấm áp?

Tại sao ta để mình lạnh giá trong màn mưa trắng xóa?

Tại sao ta…ngập ngừng… không dám nắm lấy một bàn tay đang hướng về phía ta với nồng nàn yêu thương?

Tại sao ta phải vật vã với một tình yêu đã chết?

Tại sao ta không rẽ sang một con đường khác mà con đường ấy mang tên hạnh phúc?

Mà cho dù không biết con đường ấy có hạnh phúc hay không nhưng tại sao ta không đón chờ trong niềm hy vọng mãnh liệt ?

Điều cuối cùng muốn nói rằng, “HÃY THA THỨ CHO NHỮNG LỖI LẦM TRONG TA! “.

– Sưu tầm –

Related





Rate this post

Xem thêm:

  1. Điều gì sẻ xảy ra khi tâm tốt nhưng miệng không tốt?
  2. Những lời Phật dạy sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn
  3. Đức Phật dạy về điều luật công bằng nhất trên thế gian mà ai cũng phải biết
  4. Đời người không có đúng hay sai, chỉ có nhân và quả, muốn thanh thản hãy nhớ điều này
  5. Cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán, bình an suốt cuộc đời!
Tags: lời dậy đức phậtlời phật dậy
Previous Post

Hai điều ngu ngốc lớn nhất cuộc đời khiến bạn mất đi phúc đức

Next Post

Đời người không ai toàn vẹn, đừng chỉ chăm chú vẻ hào nhoáng của người ta

Related Posts

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế
Đạo Phật

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Tháng Mười Một 23, 2022
Cảm niệm tình Thầy
Đạo Phật

Cảm niệm tình Thầy

Tháng Mười Một 23, 2022
Bài học bên Thầy…
Đạo Phật

Bài học bên Thầy…

Tháng Mười Một 23, 2022
Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp
Đạo Phật

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Tháng Mười Một 23, 2022
Load More
Next Post
Đời người không ai toàn vẹn, đừng chỉ chăm chú vẻ hào nhoáng của người ta

Đời người không ai toàn vẹn, đừng chỉ chăm chú vẻ hào nhoáng của người ta

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
No Result
View All Result

Phật giáo Trà Vinh trao 400 suất quà đến người mù tại Thừa Thiên Huế

Cảm niệm tình Thầy

Bài học bên Thầy…

Chúng ta không nên xa rời kinh Pháp

Người biết niệm Phật mà sanh tâm hoan hỷ là người vô cùng phước đức

“Mong Giáo hội quan tâm hơn nữa đến công tác Tăng sự”

Xem thêm

  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Điều khoản
  • Bảo mật
  • Audio Cuộc Sống

© 2021 Audio Cuộc Sống

No Result
View All Result
  • Home
  • Cuộc Sống
  • Tâm Linh
  • Đạo Mẫu
  • Đạo Phật

© 2021 Audio Cuộc Sống

wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời