Đại dịch covid đang đẩy thế giới vào cơn khủng hoảng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, giáo dục,.. nhưng có một cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn thế đang diễn ra ở Mọi nơi trên thế giới. Đó là cuộc khủng hoảng niềm tin và tinh thần không thể tưởng tượng nổi. Vì thế, một điều đáng mừng đang len lỏi giữa quá nhiều biến động lúc này là người trẻ ngày càng quan tâm hơn đến các giá trị tinh thần xung quanh họ.
Chắc hẳn, trong khi lướt Internet, đâu đó các bạn đã từng nhìn thấy từ “chánh niệm” hiện lên. Ai đó nói rằng họ từ giờ sẽ sống “chánh niệm”, một vài câu đùa “chánh niệm tí đi!”. Chánh niệm – từ một khái niệm xa lạ, đang dần len lỏi vào cuộc sống của nhiều bạn trẻ. Vậy chánh niệm là gì?

Một điều cơ bản mà ai cũng nên nhớ về chánh niệm rằng: Việc nhận thức bản thân đang sống trong thực tại và chấp nhận mọi vấn đề xảy ra, không phán xét, đánh giá, tích cực hóa hay cố gắng xua đuổi. Ai đó có thể sử dụng diễn ngôn khác nhưng đây là điều cơ bản cần nhớ.
Theo quan điểm của Phật giáo, thì trạng thái tỉnh thức của một người bình thường rất có giới hạn và đang bị giới hạn. Nói chính xác hơn thì trạng thái ấy giống như của một người nằm mộng hơn của một người tỉnh thức. Thiền tập sẽ giúp đánh thức ta dậy từ một giấc ngủ mê của những tập quán hành động máy móc vô ý thức. Và từ đó ta mới có thể thật sự sống, và có thể sử dụng được hết mọi khả năng của ý thức cũng như trong tiềm thức của mình.
Vậy tại sao chúng ta cần sống Chánh Niệm?
Giá trị của hạnh phúc nằm trong sự cảm nhận về thực tại. Bạn không thể hạnh phúc khi cứ đắm đuối trong những ý niệm về tương lai, luôn sống với tư tưởng rằng “Ừ cố lên rồi một ngày nào đó mình sẽ hạnh phúc”. “Một ngày nào đó”, điểm dừng của tâm trí bạn sẽ lại hướng về một tương lai được cho rằng đầy đủ hơn, hoàn thiện và duy mỹ hơn.
Chánh niệm là cách để người trẻ hiểu hơn về khoan dung và gây dựng lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là một phẩm chất bắt nguồn tự nhiên từ sự thấu hiểu và chấp nhận. Thay vì tránh né nỗi đau của bản thân hay nhìn nhận nỗi đau của người khác hời hợt, với chánh niệm, chúng ta chấp nhận thực tế để trao đi tình yêu thương một cách thấu hiểu hơn.
Khi nói về chánh niệm. Tác giả của cuốn sách” Đường về tỉnh thức” khuyên chúng ta: “Có hai khái niệm quan trọng nữa làm nền tảng cho toàn bộ nỗ lực này mà chúng ta sẽ khám phá dưới đây. Đó là: Ý định – biết lý do tại sao bạn làm điều này và bạn đang làm điều gì. Tự cảm thông – nhận thấy rằng quá trình học hỏi và phát triển sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta tử tế, nhẹ nhàng hơn với chính mình trong khi thực hành.