Cảm thấy hoang mang lạc lối – Chắc chắn cảm giác hoang mang, bế tắc chẳng dễ chịu gì. Nó khiến chúng ta cảm thấy chán chường, mất động lực, trống rỗng nhưng không biết vì sao lại thế. Đôi khi, ta ghét bỏ cuộc đời, cáu bẳn, không muốn làm gì hết. Ai chẳng có những lúc lạc trong mê cung của tâm trí như vậy. Tin tốt là chúng ta có thể thoát khỏi trạng thái này khi biết trò chuyện đúng cách với tâm trí. Đó là thấu hiểu cách vận hành của tâm trí và áp dụng những câu hỏi chiến lược mà mình sẽ giới thiệu trong bài viết này.

Đầu tiên, mình xin chia sẻ một chút về công việc khai vấn của mình. Đó đơn giản là một cuộc trò chuyện kéo dài trên dưới một tiếng, trong đó khách hàng chia sẻ vấn đề, mối bận tâm, cảm xúc không dễ chịu hoặc mong muốn của bản thân; mình lắng nghe, đặt câu hỏi gợi mở giúp khách hàng khai mở tâm trí, cùng họ đi tới một quá trình thay đổi để bước tiếp an yên hơn, hạnh phúc hơn và hoàn thành những mục tiêu trong cuộc sống.
Công việc này cho mình cơ hội được tiếp xúc và quan sát tâm trí khách hàng, nhận ra sự kì lạ và thú vị của tâm trí. Tuy đã được đào tạo bàn bản và thực hành để rèn luyện khả năng quan sát / lắng nghe thuần tuý (không phán xét, suy diễn và đưa lời khuyên) vậy mà nhiều lúc mình cũng phải “ngã ngửa” bởi những cú twist – thay đổi 360 độ trong tâm trí của khách hàng. Nhiều khi cuộc khai vấn diễn ra được nửa buổi rồi, bỗng khách hàng nhận ra:
“Ồ, hoá ra vấn đề không phải là A mà là B cơ”
“À, mình hiểu rồi, không phải mình mong muốn X đâu, mình muốn tập trung vào Y.”
Lúc mới chập chững vào nghề, nào có ai dặn dò mình nên đội mũ bảo hiểm vì những cú twist có thể đến bất cứ lúc nào trong cuộc hội thoại khai vấn đâu. Thế là mình hốt hoảng và căng thẳng: Ơ, ơ… sao lại thế… sao lại đi theo hướng này rồi?
Rồi dần dần, thực hành nhiều, mình cũng hiểu và bình tâm hơn. Mình dần chuyển sang: Không sao hết, quay lại từ đầu theo hướng mới nào. Và đến bây giời thì mình đã có thể: Aha, bắt được rồi nhé, cú twist đây rồi. Mong muốn thực sự / vấn đề thực sự của khách hàng đây rồi!
Thực Hư Cảm thấy hoang mang lạc lối Và Chúng Ta Học Được Gì Từ Sự Lừa Đảo Ấy?
Kinh nghiệm làm khai vấn giúp mình may mắn nhận ra: tâm trí của ta không phải lúc nào cũng sáng rõ. Trái lại, ta dễ dàng bị bủa vây trong những sương mù suy nghĩ, lạc lối trong mê cung tâm trí. Nhiều người oán trách sao tâm trí “ngu ngốc” thế, cứ phải đi lòng vòng, quẩn quanh, thậm chí đặt bẫy ta và phát tín hiệu giả. Ví dụ: nó bảo ta phải tìm đường hướng cho công việc, đam mê hoặc những lựa chọn; nhưng thực chất đằng sau tâm trí ta đã biết rõ con đường mình nên đi là gì rồi, chỉ là ta còn tự ti và bất an nên cứ loay hoay tìm kiếm mãi. Hoặc nó bảo ta tìm một người yêu thương và trân trọng ta, nhưng thực chất trong ta lại thiếu đi yêu thương và trân trọng giá trị của chính mình.
Vậy có phải tâm trí cố ý lừa chúng ta?
Thực ra không phải vậy. Tâm trí như một em bé 5 tuổi vậy, nhút nhát và cố gắng bảo vệ ta khỏi những hiểm nguy. Bản năng của loài người là sinh sôi và phát triển, nên tự nhiên con người sẽ sợ hãi và kháng nghị những nguy cơ có thể ngăn chặn bản năng đó. Quay lại thời nguyên thuỷ, khi ta đi trong rừng bỗng trong khóm cây nghe tiếng loạt soạt, ta nào có thể bình tĩnh vạch khóm cây ra xem đấy là hổ dữ hay là động vật vô hại? Bản năng sinh tồn bắt ta sợ hãi, gắn mác luôn những âm thanh không rõ là hiểm nguy chết người và ngay lập tức bỏ chạy. Bản năng đó theo ta tới tận bây giờ và trao cho tâm trí đặc tính dễ bất an, nhạy cảm với tiêu cực, thích dán mác và hay phán xét.
Bên cạnh đó, theo nhà tâm lý học Latha Girish, hệ thống suy nghĩ và niềm tin của ta được hình thành từ những trải nghiệm và kí ức. Một người có quá khứ không tốt với cha mình sẽ có xu hướng nghĩ rằng đàn ông thật tồi tệ. Bởi vậy, đằng sau những cú lừa của tâm trí có thể là sự bất an, tổn thương trong quá khứ, khuôn mẫu suy nghĩ hay niềm tin giới hạn. Tất cả những lí do trên khiến tâm trí lòng vòng lảng tráng, bắt ta rút lui hoặc thậm chí lừa gạt ta để bảo vệ ta khỏi nguy cơ của hiểm hoạ.
List Câu Hỏi Chiến Lược Để “Đả Thông” Tâm Trí
Vậy làm thế nào để xua tan sương mù trong tâm trí để có thể hành động sáng rõ hơn? Đây là một vài câu hỏi mình đúc kết được qua quá trình học tập và thực hành làm khai vấn. Mỗi khi đánh hơi thấy một cú twist hoặc một điều ẩn giấu nào đó đang chờ được khai quật, mình thường sử dụng những câu hỏi này để giúp khách hàng khai mở và khám phá tâm trí dưới một góc độ mới. Mình đã chỉnh sửa 1 chút để các bạn có thể tự vận dụng trong từng trường hợp cụ thể. Các bạn thử xem nhé!
1. Khi bạn hoang mang giữa hai lựa chọn:
* “Điều gì khiến cho tình thế này lại là tiến thoái lưỡng nam với mình?”
2. Khi bạn bế tắc trong một vấn đề [A]:
* “Với vấn đề [A], mình mong muốn điều gì sẽ xảy ra?”
3. Khi bạn chưa thể bước tiếp để đạt được nhu cầu, mong muốn:
* “Điều gì ngăn trở mình bước tiếp vậy?”
4. Khi bạn bi quan vào tình thế, không có động lực và không muốn bước tiếp:
* “Việc mình không tin / không muốn hành động sẽ giúp ích được gì cho mình?”
5. Kiểm tra thực hư mục đích / mong muốn của bản thân:
* “Điều gì khiến cho mong muốn / mục đích [A] quan trọng với mình?
Ví dụ nhé:
Bạn khách hàng Z của mình (mình cần giấu tên bạn theo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp) mong muốn tìm được một công việc bạn có thể làm thật giỏi để người khác phải nhìn nhận và đánh giá cao bạn. Cảm thấy có một vấn đề ẩn giấu đằng sau mong muốn này, mình hỏi: “Điều gì khiến cho sự nhìn nhận và đánh giá của người khác lại quan trọng với bạn?”
Bạn ấy sững người trong bất ngờ: Ừ nhỉ, tại sao mình lại cần người khác đánh giá công việc của mình? Sau một vài khoảng lặng suy nghĩ, bạn ấy nhận ra 2 điều:
* Chính bạn ấy có thói quen đánh giá và soi xét người khác
* Từ bé, bạn ấy luôn là nạn nhân của sự so sánh (với người khác)
Vậy là bạn ấy nhận ra, mình không muốn kiếm một việc làm để người khác coi trọng. Ngược lại, bạn muốn tìm 1 công việc khiến bạn được làm chính mình, khiến bạn vui vẻ và tự tin. Chính những kỉ niệm trong quá khứ và nỗi lo sợ khiến tâm trí đi lòng vòng đến một mong muốn, mục đích “giả”. Được dẫn dắt bởi một mục đích giả là lí do khiến bạn luôn không vui vẻ và bế tắc trong mọi công việc bạn làm.
Tổng Kết
Phew, vậy là mình đã viết xong những nội dung về chủ đề trò chuyện cùng tâm trí để có thể sáng tỏ hơn rồi. Không biết có phải do cái chủ đề nó vận vào bài viết không mà lúc viết mình vật vã bí câu từ dã man, tâm trí cũng chạy lòng vòng không tập trung viết sao cho thoát ý được. Mong mọi người đừng chê nha. Vậy là sau bài này, các bạn đã biết cơ chế hoạt động của tâm trí, hiểu lí do vì sao tâm trí chúng ta dễ gây hoang mang và lag cực mạnh. Các bạn có thể thực hành trò chuyện với tâm trí ngay bằng cách xem mình đang nằm trong tình huống nào và áp dụng câu hỏi tương ứng nhé. Bạn nên trả lời bằng cách ngồi xuống viết ra sổ tay hoặc 1 tờ giấy. Đừng quá quan tâm đến câu cú và nội dung, hãy viết tự do và thoải mái nha. Một mẹo thú vị là hãy làm một việc gì đó khiến mình thư giãn trước khi viết và bật một bản nhạc thật nhẹ nhàng suốt quá trình viết nha.