[ad_1]
Thủa ấy Đức Phật đã cao tuổi, sắp nhập Niết Bàn, ngài đang nằm dưới gốc cây sala. Có 1 người tên là Tu-Bạt-Đà-La tới mong gặp ngài để xin xuất gia.
Ngài A-Nan thương Đức Phật đã yếu, sắp tịch rồi, nên không muốn Ngài phải bận tâm thêm nữa nên định từ chối. Nghe tiếng xì xào, Đức Phật mới gọi vào hỏi chuyện, vì lòng từ bi nên dù chỉ còn vài hơi thở Ngài cũng nhận lời độ cho người kia.
Trở thành đệ tử, có lẽ là cuối cùng của Đức Phật, Tu Bạt Đà La mừng lắm. Biết Thầy mình (Đức Phật) không còn tại thế bao lâu nữa, nên Tu Bạt Đà La muốn xin một lời giáo huấn. Nghĩ vậy ngài mới hỏi “Bạch Thầy, các vị đạo sư mà nổi tiếng đương thời ở các nước Ma-Kiệt-Đà đã thực chứng ngộ chưa?”. Những người ngồi xung quanh, nghe câu hỏi này mà không nổi giận hẳn đã tu tập đạt cảnh giới rất cao siêu. Phải biết thì giờ khi đó rất gấp, thời gian của Đức Phật ở cõi Ta Bà chỉ còn tính bằng hơi thở, vậy mà lại hỏi một câu như vậy.

Đức Phật vẫn nhẹ nhàng trả lời “Này Tu-Bạt-Đà-La, việc mấy ông đó giác ngộ chưa không phải là vấn đề quan trọng. Quan trọng là thầy có có muốn tu hành để giác ngộ hay không. Nếu Thầy muốn tu hành để giác ngộ thì Thầy phải hiểu về Tứ diệu đế và Thực hành Bát Chánh Đạo”. Đó là pháp thoại cuối cùng của Đức Phật cho người đệ tử cuối cùng của mình vào thời khắc sau cùng.
Hành trình 49 năm thuyết pháp độ đời của Đức Phật bắt đầu bằng Tứ Diệu Đế ở vườn Lộc Uyển cho 5 đệ tử đầu tiên (anh em Kiều Trần Như) và kết thúc giảng pháp cho vị đệ tử cuối cùng cũng bằng Tứ Diệu Đế. Không phải ngẫu nhiên mà Tứ Diệu Đế được Đức Phật chọn là bài thuyết pháp đầu tiên sau khi thành đạo, và là bài cuối cùng trước khi nhập Niết Bàn.
18.400 Tăng Ni Phật tử sử dụng để tu tập mỗi ngày.
Vẫn là Tứ Diệu Đế, khi xưa đọc khác, năm trước khác và hôm nay vẫn thấy khác.
SG, 22/11/22
OmAhHum
HỖ TRỢ CHÚNG TÔI
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi
lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào
sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp
một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.